Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RẮN RI VOI - ENHYDRIS BOCOURTI(GRAY,1842)
1. Vị trí phân loại
Giới: Động vật
(Animalia)
Ngành: Có dây sống (Chordata)
Phân ngành: Có xương sống (Vertebrata)
Lớp: Bò sát (Reptilia)
Bộ: Có vảy (Squamata)
Phân bộ: Rắn(Ophidia)
Họ: Rắn nước (Colubridae)
Giống: Rắn Bồng (Enhydris)
Loài: Rắn Ri voi (Enhydris bocourti (Gray, 1842))
Tên đồng danh: Hipsirhina multilineata G. Tirant, 1885, Rept. Bart.
Cochichine et Cambodge, Saigon: 41.
Tên Việt Nam: rắn Bồng voi.
Tên địa phương: rắn Ri voi, rắn voi voi.
Ngành: Có dây sống (Chordata)
Phân ngành: Có xương sống (Vertebrata)
Lớp: Bò sát (Reptilia)
Bộ: Có vảy (Squamata)
Phân bộ: Rắn(Ophidia)
Họ: Rắn nước (Colubridae)
Giống: Rắn Bồng (Enhydris)
Loài: Rắn Ri voi (Enhydris bocourti (Gray, 1842))
Tên đồng danh: Hipsirhina multilineata G. Tirant, 1885, Rept. Bart.
Cochichine et Cambodge, Saigon: 41.
Tên Việt Nam: rắn Bồng voi.
Tên địa phương: rắn Ri voi, rắn voi voi.
2. Đặc điểm hình thái của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842)
Cỡ trung
bình, chiều dài cơ thể tới 1.200mm. Đầu hơi dẹt, dài phân biệt với cổ. Lỗ mũi có nếp da che, nằm ở phía trên đầu, đuôi ngắn không thuôn dài.
Tấm mũi chạm nhau, tấm bụng rộng hơn hai lần vảy bên, vảy thân nhẵn, tấm đỉnh phát triển. Mắt nhỏ, ở phía trên đầu, con ngươi hình bầu dục đứng. Vảy bao quanh giữa thân 27 - 29 hàng. Đầu xám nhạt. Lưng xám, môi họng và bụng trắng đục. Có nhiều sọc xám nhạt, mảnh, chạy dọc lưng. Ở sườn có hàng vệt xám đen to, chạy từ lưng tới gần giữa bụng, xếp so le nhau.
3. Cá thể đực
- Thân
hình thuôn dài.
- Phần bụng thon nhỏ.
- Đuôi dài và có gai giao cấu nằm trong lỗ huyệt.
- Phần bụng thon nhỏ.
- Đuôi dài và có gai giao cấu nằm trong lỗ huyệt.
- Thân hình mập mạp.
-
Phần bụng nở nang.
-
Đuôi ngắn hơn rất nhiều so với con đực cùng cỡ và vút nhọn.
5. Rắn con (Rắn giống)
Khi
mới sinh Rắn con có chiều dài khoảng 18cm - 20cm. Hình dáng giống với Rắn
trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn.
THÊM KINH NGHIỆM NUÔI RẮN RI VOI
- Rắn ri tượng là loài bò sát không độc, dễ nuôi, lớn
nhanh và dễ tiêu thụ. Tuy ngoài tự nhiên khá hung dữ, nhưng khi được thuần hóa
nuôi dưỡng lại rất hiền hòa, miễn là đừng chọc phá, nắm bắt đột ngột hay can
thiệp không đúng cách khi chúng đang tranh mồi. Hiện loài rắn này đang được
nuôi bằng nhiều loại hình, như nuôi trong khạp, trong hồ xây xi măng, trong ao
có xây tường bao quanh… với nhiều loại mồi dễ tìm, giá rẻ để làm thức ăn cho
chúng. - Trong điều kiện nuôi nhốt, khả năng tăng trọng cũng rất khá, nếu cho
rắn tự ăn đầy đủ bằng loại mồi thích hợp thì ngay trong năm thứ nhất rắn con có
thể đạt trọng lượng trên dưới 500 g/con, còn nhồi cho ăn có thể đạt đến 700 g –
1 kg/con, qua những năm sau trọng lượng còn tăng nhanh hơn, nhất là đối với rắn
cái. Hiện nay giá thị trường rắn ri tượng khá cao và đã ổn định từ nhiều năm
qua trong khoảng trên dưới 350.000 – 650.000 đ/ kg cho rắn thương phẩm loại 1,
nên từ lâu nhiều người rất muốn phát triển nuôi loài bò sát này, nhưng trở ngại
lớn nhất là khó tìm nguồn giống tốt hoặc rất khó thành công trong trường hợp
nuôi dưỡng từ rắn con mới đẻ thành rắn thương phẩm.
- Sau nhiều năm nuôi thử nghiệm, cho đẻ và theo dõi chăm
sóc rắn con, chúng tôi ghi nhận được một vài điều sau đây:
- Rắn ri tượng sau hơn một năm tuổi, đạt trọng lượng 0,5 kg
trở lên thì trưởng thành, có thể cho phối giống. Chúng dễ dàng bắt cặp với
nhau ở điều kiện nuôi nhốt trong bể xi măng có các loài thực vật thủy
sinh, cá biệt có con còn bắt cặp trong điều kiện nuôi trong thùng nhựa
lớn. Với tỷ lệ nuôi 3 rắn cái/1 con đực, rắn ri tượng vẫn bắt cặp và đẻ
con khá tốt, trung bình trên dưới 10 – 20 con/rắn mẹ, và dường như số
lượng con có tùy thuộc tuổi thành thục và cả trọng lượng lớn hay nhỏ của
rắn mẹ. Chúng tôi cũng ghi nhận thêm, mùa vụ đẻ của rắn cũng kéo dài trong
điều kiện nuôi nhốt, có con đẻ ngay khi bắt đầu mùa mưa tháng 4 – 5 âm
lịch như ngoài tự nhiên, nhưng có con lại đến tháng 9 – 10 âm lịch mới đẻ
và tỷ lệ rắn con chết lưu khá cao khoảng 30%.
- Rắn con sau khi đẻ ra 1 – 2 ngày có thể cho ăn bằng các
loại mồi sống như cá nhái (nòng nọc), các loại cá giống nhỏ có kích thước
không quá lớn hơn so với vòng thân của rắn. Nếu cho tự ăn bằng loại mồi
sống thì sau này rắn sẽ quen và chỉ ăn mồi sống, do đó cũng có thể dùng
các loại cá giá rẻ như cá rô phi, cá sặt bướm, cá lóc… còn tươi sống làm
sạch và cắt nhỏ theo kích cỡ cá giống cho rắn tự ăn, hoặc chỉ nhồi nhét
nếu con nào chưa quen ăn. Khi rắn lớn lên thì kích thước mồi cũng nên lớn
dần, cái lợi của cách cho tự ăn là có thể dùng các loại cá chết cho rắn ăn
tự nhiên đỡ phải tốn công nhồi nhét sau này và có thể nuôi với quy mô số
lượng cá thể lớn hơn.
- Rắn ri tượng khi còn nhỏ có thể nuôi mật độ cao trong
thùng nhựa, hồ xi măng hay lu, khạp… nhưng phải thả thực vật thủy sinh như
lục bình (bèo Nhật Bản), rau ngổ, rau muống… cho rắn có nơi đeo bám để tắm
nắng và thường xuyên thay nước mới đừng để bị ô nhiễm. Khi cho rắn ăn cần
chú ý chúng hay tranh mồi, cần phải can thiệp kịp thời kẻo chúng nuốt nhau
rồi cả hai sẽ cùng chết, bằng cách nắm ngang cổ con rắn cần can thiệp
nhường mồi và dùng dao loại nhỏ trở bề sóng nhẹ nhàng đưa vào miệng, lảy
nhẹ cho hai hàm răng nhả ra rồi giũ cho cả con rắn được ăn cùng con mồi
rơi xuống. Rắn con nuôi nước tĩnh và cho ăn mồi sống là cá giống thường bị
nhiễm bệnh của cá giống như bệnh thủy mi, bị đẹn, ký sinh trùng… nên cần
phải thường xuyên xử lý thuốc, hóa chất diệt các loại bệnh nói trên đối
với cá giống trước khi cho rắn ăn vài giờ. + Để giảm giá thành và chủ động
nguồn con giống, bà con có thể khởi đầu bằng cách chọn mua rắn mẹ thương
phẩm có mang trứng từ sau tháng 12 âm lịch cho đến đầu mùa mưa (sờ dưới
bụng rắn để biết) mang về tiếp tục nuôi chờ rắn đẻ sẽ có rắn con. Hoặc đặt
mua rắn con mới đẻ tại các chủ vựa rắn vào đầu mùa mưa khoảng tháng 4 – 5
âm lịch hàng năm. Khi nuôi được một năm có thể chọn những con rắn lớn
nhanh, da bóng mượt (cả đực và cái theo tỷ lệ 4 – 5 con rắn cái/1 rắn
đực), để nuôi tiếp thành rắn bố mẹ cho các mùa sau.
- Trong trường hợp mua rắn thương phẩm 5 – 10 con/kg để
nuôi, cần chú ý loại bỏ ra những con rắn đực thường có đoạn chót đuôi dài
và hơi phình ra từ hậu môn, hay rắn bị xuyệt điện, vì chúng thường ít ăn
hay không ăn mồi, nuôi sẽ không lớn và dễ chết, loại bị xuyệt điện thì
thường có đường xương sống cong vênh không bình thường do bị điện
giật.
Thêm
kinh nghiệm nuôi rắn ri tượng by Báo Khoa học.
KĨ THUẬT NUÔI RẮN RI VOI
Vị trí nuôi
Nơi nuôi rắn có thể là ao nuôi nung bào, có mức nước sâu 0,6- 0,8m, gần nguồn nước sạch, khi cần có thể thay nước dễ dàng. Diện tích ao từ 50m2 trở lên, có bộng bịt lưới kỹ. Ao được dọn bớt bùn sình, cây cỏ thối mục, bít chặt các hang mội, bón vôi bột diệt tạp.
Cặp mé ao có thể dùng Fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh
mé ao. Tấm Fibroximang được cắm sâu dưới đáy ao, phía trên còn lại so với mặt
bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m, tường fibro được cắm thẳng đứng, phía trên
tường có lưới rộng 0,3m, dầy, chắn độ nghiêng 250 về phía trong để rắn không bò
ra ngoài được. Cần lưu ý không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong
hang không ra ăn, rắn chậm lớn. Trong ao được thả lục bình, rau muống, rau
ngổ chiếm 2/3 diện tích mặt nước ao. Thả lá chuối khô thành đống cao khỏi
mặt nước 0,3-0,5m, lá chuối thả mé bờ. Nếu mé bờ bị nước ngập, đóng bè chuối bè
tre, thả từng đống tàu lá chuối khô vào để rắn trú sau khi ăn, ít đánh nhau gây
thương tích, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn, cho vào ao
0,5-0,8m. Thả rắn vào ao nuôi.
Nuôi rắn ở bể xi măng, lu, khạp: Đáy bể và thành bể được trát láng xi măng.
Trong bể cho vào 0,1-0,2m là đất thịt, đất bùn. Diện tích ½ bể được thả lục
bình, diện tích còn lại để trống là bãi để mồi cho rắn ăn, trong bể tùy nơi
rộng hẹp mà cho một số đống lá chuối khô, lá chuối có thể thả lên bè tre hoặc
can nhựa để lá chuối không bị ngập sâu vào nước. Cho nước vào bể 0,2-0,3m. thả
rắn vào nuôi.
Giống rắn nuôi
Có thể bắt giống rắn con tự nhiên vào đầu mùa mưa, chọn rắn khỏe mạnh cùng
cỡ thả nuôi hoặc nuôi rắn để làm giống. Chọn rắn Ri voi cha mẹ cỡ 0,4-0,6
kg/con trở lên, nuôi dưỡng chúng từ mùa khô, đầu mùa mưa rắn mang bầu, vào
tháng 4-5 dương lịch rắn mẹ đẻ ra rắn con khoảng 50 con. Rắn con được chăm sóc
riêng với mật độ 30 – 40 con/m2. Cho rắn con ăn nòng nọc, nhái con, cá trê
con….Rắn thích ăn mồi còn sống, không vẩy. Tập cho rắn ăn cả mồi có vẩy.
Giống rắn cỡ lớn từ 4 -10 con/kg, cần nuôi đồng cỡ, rắn không bị trầy vết,
mắc câu gãy xương sống, để nuôi chung. Cần lưu ý chọn giống rắn khỏe mạnh đều
cỡ không bị thương tích để rắn lớn đều khi nuôi.
Mật độ nuôi từ 5-10 con/m2.
Thả nuôi ghép: Rùa, lươn 1 con/m2 để sử dụng thức ăn dư của rắn và tăng thu
nhập.
Thức ăn
Rắn Ri voi thích ăn động vật tươi sống, không ươn thối, không vẩy: nòng
nọc, ếch nhái, cá trê, lươn con, trùng…. Khi tập cho rắn ăn cá có vẩy, cá chết
rắn cũng quen ăn dần.
Thức ăn tươi tỷ lệ 3-5% trọng lượng rắn, ăn hàng ngày, tùy sức ăn của rắn
mà tăng hoặc giảm không để thức ăn dư thừa làm thối nước.
Có thể nuôi cá sặc, cá trê, nhái….. trong ao để làm thức ăn tại chỗ cho
rắn.
Trước khi cho rắn ăn, làm động tác ủ lá chuối khô để rắn bò ra cùng nhau
ăn. Thức ăn được làm vừa cỡ cho rắn ăn, rải đều nơi có rắn.
Chăm sóc rắn nuôi
Cần cho rắn ăn đủ, đều để rắn mau lớn, lớn đều.
Không để thức ăn dư gây ôi, thối nguồn nước.
Cần chuẩn bị nguồn thức ăn sẵn từ các ao mương hiện có.
Bổ sung ủ lá chuối khô để sau khi ăn xong rắn vào trú, ít đánh nhau và rắn
mau lớn.
Thường thì 7-15 ngày thay nước cho rắn 1 lần.
Rắn bệnh hay bị thương tích được nuôi chăm sóc riêng, khi khỏe nuôi chung.
Rắn yếu ăn, cần thay đổi thức ăn và bổ sung B complex, vitamin C để kích
thích rắn ăn.
Thu hoạch rắn
Rắn được nuôi từ 5-12 tháng tùy cỡ giống, rắn đạt 500g/con trở lên là thu
hoạch được. Có hộ đã nuôi trong nền nhà 25m2 thả 210 con rắn, 27 con rùa, 15 kg
lươn đồng. Sau 6 tháng nuôi bán được 6,9 triệu đồng, lời 5,5 triệu đồng. Tính
ra mỗi mét vuông doanh thu 276.000 đ, lời 222.000 đ, đa dạng hóa sản phẩm đặc
sản tiêu thụ.
LIÊN HỆ
Cảm ơn
quý khách đã ghé thăm Webssite www.ranrivoi.blogspot.com
Quý vị có
thể liện hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.
Địa chỉ
giao dịch
Địa chỉ:
Châu Thành - Sóc Trăng
Số điện
thoại: 0973890565
Email:
Sales.Ranrivoi@gmail.com
Website: www.ranrivoi.blogspot.com